Home / Tin tức / 10 điều cần biết về an toàn, vệ sinh lao động

10 điều cần biết về an toàn, vệ sinh lao động

Từ ngày 01/7/2016, Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 bắt đầu có hiệu lực, theo đó Luật này được ban hành nhằm đảm bảo an toàn, vệ sinh cho người lao động.Đồng thời, quy định chính sách, chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong công tác đảm bảo an toàn, vệ sinh cho người lao động.Người lao động cần phải nắm rõ các quy định này để có thể tự bảo vệ quyền lợi cho mình trong trường hợp người sử dụng lao động vi phạm việc đảm bảo quyền lợi cho mình.

Dưới đây là 10 điều người lao động cần biết về an toàn, vệ sinh lao động:

1. Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động vẫn có quyền, nghĩa vụ đảm bảo an toàn vệ sinh lao động

Quyền Nghĩa vụ
– Được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động.– Được Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để làm việc trong môi trường an toàn, vệ sinh lao động.– Tiếp nhận thông tin, tuyên truyền, giáo dục về công tác an toàn, vệ sinh lao động.– Được huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động khi làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.(Nhà nước sẽ hỗ trợ học phí cho người lao động khi tham gia khóa học huấn luyện này)– Tham gia và hưởng bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện do Chính phủ quy định.Tùy theo điều kiện, Chính phủ sẽ hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện cho đối tượng này.– Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định pháp luật. – Chịu trách nhiệm trước pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động đối với công việc do mình thực hiện.– Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với những người có liên quan trong quá trình lao động.– Thông báo với chính quyền địa phương để có biện pháp ngăn chặn kịp thời các hành vi gây mất an toàn, vệ sinh lao động.

2. Người sử dụng lao đông không được buộc người lao động tiếp tục làm việc tại nơi có nguy cơ xảy ra tại nạn lao động

Cụ thể, người sử dụng lao động không được buộc người lao động tiếp tục làm công việc hoặc trở lại nơi làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của người lao động.

3. Người sử dụng lao động bắt buộc phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Nghiêm cấm người sử dụng lao động:

– Trốn đóng, chậm đóng tiền bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

– Chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

– Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

– Không chi trả chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

– Quản lý, sử dụng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp không đúng quy định pháp luật.

– Truy cập, khai thác trái pháp luật cơ sở dữ liệu về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

4. Nghiêm cấm người sử dụng lao động trả tiền thay cho bồi dưỡng bằng hiện vật

– Người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại được người sử dụng lao động bồi dưỡng bằng hiện vật.

– Việc bồi dưỡng bằng hiện vật theo nguyên tắc:

+ Giúp tăng cường sức đề kháng và thải độc của cơ thể.

+ Bảo đảm thuận tiện, an toàn, vệ sinh thực phẩm.

+ Thực hiện trong ca, ngày làm việc, trừ trường hợp đặc biệt do tổ chức lao động không thể tổ chức bồi dưỡng tập trung tại chỗ.

5. Người lao động được tổ chức khám sức khỏe hàng năm

Hàng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất 01 lần cho người lao động.

Riêng với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.

Chi phí khám sức khỏe do người sử dụng lao động chi trả và được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế và hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp không có hoạt động dịch vụ.

6. Quyền lợi của người lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

– Được tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị.

– Được thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định, bao gồm:

+ Chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do BHYT chi trả đối với người lao động có tham gia BHYT.

+ Phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động nếu kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám tại Hội đồng giám định y khoa.

+ Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia BHYT.

– Được trả đủ lương trong thời gian nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động.

– Trường hợp không hoàn toàn do lỗi của chính người lao động đó gây ra:

Được bồi thường với mức:

+ Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%.

+ Ít nhất 30 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

– Trường hợp do lỗi của chính người lao động đó gây ra:

Được trợ cấp ít nhất bằng 40% mức quy định trên với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng.

(Mức trợ cấp này cũng được áp dụng cho người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý)

– Được sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa nếu sau khi điều trị, phục hồi chức năng tiếp tục làm việc được.

7. Các trường hợp không giải quyết cho người lao động hưởng chế độ khi bị tai nạn lao động

Không giải quyết cho người lao động hưởng chế độ khi bị tai nạn lao động khi tại nạn xảy ra từ một trong các nguyên nhân sau:

– Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;

– Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân.

– Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định pháp luật.

8. Điều kiện được hưởng chế độ tai nạn lao động

Phải đáp ứng đủ điều kiện sau, người lao động mới được hưởng chế độ tai nạn lao động:

– Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp:

+ Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh.

+ Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động.

+ Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

– Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn.

9. Người sử dụng lao động phải bố trí người làm công tác y tế

Cụ thể, căn cứ vào quy mô, tính chất lao động, nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, điều kiện lao động mà người sử dụng lao động phải bố trí người làm công tác y tế hoặc thành lập bộ phận y tế chịu trách nhiệm chăm sóc và quản lý sức khỏe của người lao động.

10. Mỗi tổ sản xuất trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có ít nhất 01 an toàn, vệ sinh viên kiêm nhiệm trong giờ làm việc

An toàn, vệ sinh viên là người lao động trực tiếp, am hiểu chuyên môn và kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động; tự nguyện và gương mẫu trong việc chấp hành các quy định an toàn, vệ sinh lao động và được người lao động trong tổ bầu ra.

Lý do tại sao nên chọn AGK Safety làm đơn vị học an toàn lao động?

  • Trung tâm khoa học an toàn lao động AGK là đơn vị được Cục An toàn – Bộ Lao động Thương binh và Xã hội  cấp giấy phép Hoạt động trong lĩnh vực Huấn luyện An toàn vệ sinh lao động theo Giấy chứng nhận Số 09/2019/GCN
  • Giảng viên của AGK là những  người có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực giảng dạy, được Cục An toàn cấp chứng chỉ, có thể giảng dạy, đào tạo cho Cán bộ, Công nhân của các Doanh Nghiệp và có thể Huấn luyện cho những Cán bộ là người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam bằng các ngôn ngữ như : Anh, Hàn Quốc, Trung Quốc….
  • Bài giảng được các Giảng viên xây dựng phù hợp với yếu tố an toàn trong lao động tại từng Doanh nghiệp
  • Đội ngũ nhân viên của AGK nắm rõ pháp lệnh vệ an toàn vệ sinh lao động, làm việc chuyên nghiệp, tận tâm, nhanh chóng, kịp thời, chính xác.
  • Chúng tôi tự tin và chắc chắn bạn sẽ cảm thấy hài lòng khi chọn AGK Safety làm đơn vị học an toàn lao động cho doanh nghiệp bạn

Giấy Chứng Nhận Của Cục An Toàn Lao Động

Giấy chứng chỉ an toàn lao động do cục an toàn lao động cấp

Chúng tôi đã làm từng tổ chức giảng dạy cho  trên 1000 người lao động tại những đơn vị lớn như:

  • Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Cát Linh
  • Công ty cổ phần kỹ nghệ Vietstar
  • Công ty cổ phần Hoàn Cầu Nha Trang
  • Điện lực bình thuận
  • Công ty TNHH Mai Linh
  • Công ty TNHH Thành Bưởi
  • Công ty TNHH Luxshare – ICT Việt Nam
  • Công ty TNHH Viễn Thông TST….

AGK Safety đào tạo huấn luyện những gì?

  • Huấn luyện an toàn lao động nhóm 1:  Cán Bộ Quản lý.
  • Huấn luyện an toàn lao động nhóm 2 :  Cán bộ chuyên trách về An toàn vệ sinh lao động
  • Huấn luyện an toàn lao động nhóm 3 :  Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động
  • Huấn luyện an toàn lao động nhóm 4 :  Người lao động không thuộc các nhóm theo quy định 1.2.3.5. bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc cho người sử dụng lao động
  • Huấn luyện an toàn lao động nhóm 5:  Người làm công tác y tế
  • Huấn luyện an toàn lao động nhóm 6:  An toàn vệ sinh viên.
  • Trung tâm kiểm định thiết bị

Bạn đừng ngừng ngại suy nghĩ và tốn nhiều công sức thời gian tìm hiểu tham khảo trên mạng, hãy liên hệ trực tiếp với AGK Safety:

  • Chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn hoàn toàn miễn phí.
  • Chi phí chắc chắn bạn sẽ hài lòng.

TRUNG TÂM KHOA HỌC AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG AGK

  • Điên thoại : 028.36.10.18.18 – 0931.29.79.68 – 0983.225.725
  • Địa chỉ : 79 Đường số 1, Cityland Center Hills, P. 7, Q. Gò vấp, Tp.Hồ Chí Minh.
  • VPĐD  Hà Nội: Quốc lộ 1A, Nhị Khê, Thường Tín, Hà Nội.
  • Email: agkvietnam1 @ gmail, info@laodongviet.vn
  • Website: https://laodongviet.vn – http://daotaoviet.edu.vn

Nguồn AGK Safety Sưu Tầm

Đôi Nét Về Đào Tạo Việt